Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

Nước nha đam đường phèn thơm mát - www.BanNuocDao.com


Các bạn thân mến, shop sẽ khai trương vào ngày 17 tháng 10 tuần này. Mong được sự ủng hộ của các bạn :)

Shop nhận order từ ngày hôm nay và ngày 17 sẽ bắt đầu ship.
Các bạn có thể order qua phone, facebook, email hoặc trên web nhé.

Chúc các bạn 1 tuần vui vẻ.



-------------
Nước nha đam đường phèn thơm mát - www.NhaDamDuongPhen.com
https://www.facebook.com/NhaDamDuongPhen

Địa chỉ: 948/58 Lê Đức Thọ, Quận Gò Vấp. Phường 15.
Phone order: Na: 0904 59 59 52

 

Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013

KỸ THUẬT TRỒNG CÂY NHA ĐAM - BanNuocDao.com

KỸ THUẬT TRỒNG CÂY NHA ĐAM


Cây Nha đam hay còn gọi là Lô hội là một loại cây trồng cạn, có khả năng thích nghi với nhiều loại đất khác nhau. Ở nước ta, cây Nha đam có thể trồng được ở nhiều nơi, nhưng sinh trưởng và phát triển tốt ở những khu vực có số ngày nắng trong năm cao.

Theo tài liệu dược học Việt Nam, cây Nha đam có thể chữa được nhiều chứng bệnh như: Sốt, Khớp tim, trĩ, viêm khớp, viêm gan, rối loạn tuyến tụy ... Ðặc biệt các bệnh về da, cây Nha đam được xem là một loại thần dược. Lá Nha đam có thể chữa lành các loại bỏng. Nước ép từ lá Nha đam có thể chữa được bệnh ung thư da.

Hiện nay, cây Nha đam còn được sử dụng để sản xuất các loại mỹ phẩm bảo vệ và dưỡng da, cũng như dùng để làm nước giải khát.Ninh Thuận là một trong những tỉnh có diện tích cây Nha đam nhiều nhất. Cây dược liệu này chủ yếu được trồng trên những vùng đất cát và pha cát ven biển, canh tác các loại cây trồng khác kém hiệu quả. Khi trồng cây Nha đam, nông dân không phải đầu tư ban đầu cao, kỹ thuật chăm sóc đơn giản và trồng một lần có thể thu hái lâu dài, mang lại hiệu quả rất cao.

I. Làm đất


+ Chọn đất: Nha đam là cây chịu được khô hạn, nhưng không chịu được ngập úng, do đó phải chọn vùng đất cao ráo, thoáng xốp, tốt nhất là đất pha cát dễ thoát nước.
+ Làm đất: đất trồng phải được cày bừa kỹ, mục đích làm nhỏ đất và sang phảng ruộng trồng. Sau đó lên luống, đánh rãnh trồng. Thông thường luống được đánh cao khoảng 20 cm để dễ thoát nước. Ðánh Rãnh trồng theo mật độ hàng cách hàng 80 cm, cây cách cây 40 cm.
+ Bón lót: Sử dụng phân chuồng hoai để bón lót. Mỗi cây bón lót khoảng 500 - 700 g phân chuồng, khoảng 2,5 tấn phân chuồng/ha.

II. Chọn giống


+ Chọn giống: Hiện nay, có khoảng 300 loài Nha đam khác nhau, nhưng Nha đam ALOE VERAL lá xanh thẫm, bẹ lá to là loại dễ trồng và cho năng suất cao. Giống Nha đam ALOE VERAL đang được nông dân trồng đại trà .(Lương y Cao Xuân Quang hướng dẫn)
+ Nhân giống: Nha đam được nhân giống bằng phương pháp vô tính. Chúng ta sử dụng lá Nha đam để tiến hành nhân giống. Ðể tăng hệ số nhân giống, bà con có thể cắt bỏ đọt cây mẹ. Một năm sau xung quanh cây mẹ sẽ xuất hiện mấy chục cây con. Khi cây con lớn chừng 10 cm, chúng ta tách cây con đem vào vườn ươm, chăm sóc cây lớn chừng 15 - 20 cm chúng ta lấy đem trồng.
+ Thời vụ trồng: Cây Nha đam có thể trồng quanh năm, nhưng tốt nhất là trồng vào mùa xuân và mùa thu, vì đây là thời gian cây Nha đam con có thể phục hồi và phát triển nhanh nhất.
+ Cách trồng: Ðào cây con từ vườn ươm ( lưu ý: khi đào nên cẩn thận, lấy được càng nhiều rễ càng tốt, nhằm thu ngắn thời gian hồi sức của cây con ). Sau đó, trồng theo rãnh, với mật độ: Cây cách cây 40 cm, hàng cách hàng 80 cm, như vậy số lượng cây giống khoảng 30 - 50.000 cây/ha.

Khi trồng, bà con chú ý:

Ðể mầm cây con nhô khỏi mặt đất ( nếu bà con lấp đất mất lên trên ngọn cây sẽ gây úng thúi cây con khi tưới nước ), giữ cho cây thẳng đứng và rễ phủ đều mới lấp chặt đất, nếu đất không đủ ẩm để giữ gốc nên tưới thêm nước. Sau đó, nếu trời khô hạn phải thường xuyên tưới nước giữ độ ẩm vừa đủ, nếu trời mưa liên tục thì phải chú ý thoát nước, vì Nha đam con rất dễ bị chết do úng nước. Nha đam vừa trồng xong mầm lá sẽ đỏ hoặc vàng, nhưng khi đã bén rễ mầm sẽ xanh trở lại. Cây Nha đam giống sau khi lấy ra khỏi vườn ươm, bà con nên để trong mát 2 - 3 ngày, sau đó mới đem ra trồng thì cây con sẽ nhanh mọc mầm và tỉ lệ sống cao hơn.

III. Chăm sóc :


Việc chăm sóc cây Nha đam chủ yếu gốm 3 khâu kỹ thuật như sau:

a. Tưới- tiêu nước:

+ Tưới nước: Cây Nha đam chịu được nắng hạn nhưng lại phát triển tốt khi có độ ẩm trong đất vừa phải. Vì vậy, trong mùa khô bà con phải tưới nước thường xuyên giữ độ ẩm cho đất. Tốt nhất trong mùa khô, 3 - 5 ngày bà con phải tưới nước 1 lần, giúp cây sinh trưởng tốt, đạt chất lượng sản lượng cao hơn.
+ Tiêu nước: Cây Nha đam không chịu được ngập úng quá lâu. Do vậy, nếu trời mưa dài ngày bà con phải khơi thông cách rãnh trồng tạo điều kiện để thoát nước tốt. Nếu để mương rãnh bị tích nước sẽ gây thối rễ, làm cho cây Nha đam chết hàng loạt.

b. Làm cỏ xới xáo đất:

Trong quá trình chăm sóc cây Nha đam bà con phải xới xáo đất trừ cỏ nhiều đợt. Việc xới đất thường xuyên sẽ giúp cho nền đất được thông thoáng và trừ được các loại cỏ dại, làm cho quá trình chuyển hoá các chất dinh dưỡng trong đất nhanh chóng và cây Nha đam dễ hấp thu, sinh trưởng và phát triển nhanh hơn.

c. Bón phân:

Cây Nha đam có khả năng hấp thụ và chuyển hóa nhanh các chất dinh dưởng trong đất. Do đó, ngoài việc bón lót bằng phân chuồng ( khoảng 2,5tấn/ha ), bà con phải thường xuyên bón thúc cho cây Nha đam bằng phân NPK. Thời gian bón thúc tốt nhất là 1 tháng/lần, với liều lượng khoảng 100 Kg/ha. Khi bón phân bà con nên tránh làm bẩn lá, thường bón trước khi trời có mưa hoặc phải tưới nước sau khi bón phân. Mỗi lần bón phân nên kết hợp với xới xáo đất để Nha đam dễ hấp thụ hơn.

IV. Phòng trừ bệnh hại :


Biểu bì lá của Nha đam được bao bọc bởi một lớp giáp cứng, nên các loại côn trùng khó có thể gây hại. Nhưng trong điều kiện trồng với mật độ dày, đất quá ẩm và nhiệt độ thấp, lá của Nha đam sẽ bị một số loại trực khuẩn gây hại. Trên mặt lá xuất hiện nhiều đốm đen và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của cây Nha đam.Biện pháp phòng trừ: Ðảm bảo thông thoáng trong vườn trồng Nha đam, kịp thời tiêu nước để khống chế độ ẩm của đất phù hợp, làm cỏ đúng lúc giúp Nha đam phát triển mạnh, tạo nên khả năng kháng bệnh tốt.Nếu xuất hiện dấu hiệu bệnh do trực khuẩn gây ra, bà con nên nhanh chóng cắt bỏ những lá mang bệnh đem tiêu hủy, tránh lây lan cho các lá khác.Trồng cây Nha đam chủ yếu là thu hoạch lá, do vậy trong quá trình phòng trừ bệnh hại, bà con không nên sử dụng các loại thuốc hóa học.

Cây Nha đam là loại cây chịu khô hạn rất tốt. Trong mùa khô, không có nước tưới, cây Nha đam vẫn có thể sống được. Ðến khi đất có độ ẩm thích hợp, cây sẽ tiếp tục phát triển. Sau khi trồng khoảng 06 tháng, cây Nha đam có thể cho thu hoạch lứa đầu tiên và cứ mỗi tháng lại thu hoạch một lần. Sau một năm xung quanh cây mẹ lại xuất hiện nhiều cây con, bà con có thể chọn những cây con to khỏe thay thế cây mẹ, thì có thể cho thu hoạch lâu dài mà không phải ươm trồng lại từ đầu./.

Tác dụng của Nha đam đối với da và tóc - BanNuocDao.com


Tác dụng của Nha đam đối với da và tóc


Ngày nay, nhiều cuộc nghiên cứu quy mô lớn đang tiếp tục tập trung vào cây nha đam (lô hội) và hàng trăm nhà khoa học đã đồng ý rằng, cây nha đam có tác dụng đặc biệt tốt cho da và tóc.

Cụ thể, khi sử dụng gel hoặc nước ép nha đam sẽ mang lại cho bạn những lợi ích sau:
1. Gel nha đam là một chất tẩy trắng da tự nhiên.

2. Cây nha đam là nguồn phong phú chất chống viêm cùng các đặc tính chống nấm và chống virus. Với các tính chất đó, cây nha đam có thể trị được các bệnh liên quan đến da đầu như tình trạng gàu và nhiễm khuẩn.



3. Gel nha đam giúp tăng hiệu quả kích thích quá trình tái tạo tóc trên những khu vực bị da đầu bị hói.
4. Uống nước ép nha đam sẽ cung cấp cho cơ thể các chất khoáng, vitamin, axit amin và đường, giúp nuôi dưỡng da đầu và làm đẹp da.



5. Nhờ vào lượng nước nhiều, chất chiết xuất từ cây nha đam sẽ giúp tăng cường quá trình thủy hợp các mô trên da đầu đồng thời phục hồi độ ẩm cho da đầu và điều trị chứng tóc bị khô.

6. Chất gel chiết xuất từ lá nha đam sẽ thẩm thấu hoàn toàn và mau chóng khi được thoa lên da và da đầu, giúp nuôi dưỡng và giữ ẩm lớp hạ bì của da.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng nha đam: Nếu bạn quyết định sử dụng nước ép hoặc gel nha đam (chất chiết xuất từ lá nha đam) để trị chứng hói đầu, bạn cần lưu ý: 

- Rửa thật sạch lá nha đam trước khi xay lấy nước hoặc chiết lấy gel nhằm bảo đảm vệ sinh và tẩy sạch các nguồn lây nhiễm. 

- Hãy chiết lấy gel hoặc nước ép nha đam ngay vài giờ sau khi cắt lá nha đam khỏi cây. Vì những hoạt chất sinh học (có ích cho tóc phát triển) chỉ duy trì trên lá nha đam trong vòng vài giờ sau khi cắt. Nếu bạn chiết trể hơn sau vài giờ, những đặc tính chữa bệnh của nha đam sẽ bị sụt giảm đáng kể, ngay cả khi chúng được bảo quản cẩn thận trong tủ lạnh.

Trị mụn trứng cá với nha đam - BanNuocDao.com

Trị mụn trứng cá với nha đam - BanNuocDao.com

Từ xa xưa, nha đam hay lô hội đã được coi là loại thần dược trong việc làm đẹp da cho phụ nữ. Nha đam có thể bôi trực tiếp vào da hoặc chế biến các mặt nạ làm đẹp da. Sau đây là bí quyết làm đẹp da và trị mụn trứng cá từ nha đam, cùng khám phá nhé!

Nha đam có khả năng tiêu diệt mụn trứng cá và các tế bào chết, thu hẹp các lỗ chân lông và cho bạn một làn da săn chắc.

- Cách đơn giản nhất để trị mụn trứng cá với nha đam là cạo lấy lớp nhựa trong suốt trong ruột lá nhan đam. Bạn đem dung dịch này thoa đều khắp mặt (thoa lên chỗ mụn luôn nhé) vào buổi tối 15-20 phút trước khi ngủ, sau đó rửa sạch, sẽ thấy da mềm và mịn. Đối với vết mụn sẽ thấy bớt sưng, nếu dùng đều đặn sẽ ngăn mụn phát triển hay lan ra chỗ khác.

Trị mụn trứng cá bằng nha đam


- Cách thứ hai là chế mặt nạ nha đam trị mụn trứng cá
Mặt nạ nha đam và nước vo gạo
Nước vo gạo để lắng, bỏ nước trong, trộn với nhựa thịt lá nha đam (tỷ lệ nước gạo và dung dịch thịt nha đam bằng nhau). Buổi tối trước khi đi ngủ lau mặt sạch rồi thoa đều dung dịch trên lên mặt, để vậy đến sáng, rửa lại bằng nước ấm.



Chế mặt nạ nha đam trị mụn trứng cá


Mặt nạ nha đam và mật ong
Sử dụng 100g nha đam tươi, 10g mật ong. Lấy lá nha đam rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nồi. Đổ 500ml nước vào nồi đun lửa to đến khi sôi. Sau đó tiếp tục đun lửa nhỏ trong 15 phút. Chắt nước hòa với mật ong. Uống nước này kết hợp với đắp dung dịch đã chế lên mặt. Sau 1 tháng, bạn sẽ thấy da mặt được cải thiện đáng kể: mịn bóng, se lỗ chân lông và mượt mà hơn.

Lạm dụng nha đam có thể gây nám da - BanNuocDao.com


Lạm dụng nha đam có thể gây nám da

Nha đam, tên khoa học Aloe vera, A.barbadensis, A.vulgaris.
Theo y học cổ truyền nha đam có vị đắng, tính hàn, tác dụng sát trùng, thanh nhiệt, thông tiện, làm mát gan, chữa các chứng rối loạn tiêu hóa, ăn uống không tiêu, làm thuốc nhuận tràng…
Công dụng của nha đam
Nha đam có nhiều lợi ích như ức chế đau, giảm viêm, giảm đau, chống viêm và giải dị ứng. Nhờ chất glycoprotein, nha đam còn ức chế các phản ứng histamine và giúp giải dị ứng nhanh chóng. Ngoài ra, có thể làm lành vết thương, tẩy sạch các tế bào sừng trên da, kháng khuẩn, kháng nấm, giúp tái sinh tế bào, loại bỏ tế bào già và giúp tái sinh các mô mới; kích thích tiêu hóa và nhuận tràng, chống viêm ruột, táo bón, nhờ nha đam chứa nhiều loại men tiêu hóa và nhóm hoạt chất emodin và aloin có tác dụng nhuận tràng.

Nha đam tẩy sạch các tế bào sừng trên da, giúp loại bỏ tế bào già và giúp tái sinh các mô mới.



Những lưu ý khi sử dụng
Tuy nha đam có nhiều công dụng tốt nhưng cũng cần lưu ý khi sử dụng. Nha đam có nhiều loài và cây cho chất lượng tốt nhất vẫn là từ 2 – 3 năm tuổi. Nhựa cây nha đam nguyên chất là một chất độc, khi để ra ngoài không khí chất nhựa này dễ bị oxy hóa sẽ làm mất đi một phần hoạt tính, do đó cần có quy trình chiết xuất đúng đắn để ổn định hoạt chất.

Chất độc tố trong nha đam tuy không làm chết người nhưng có thể làm người ăn phải bị tiêu chảy, nếu phụ nữ mang thai ăn phải có thể sinh quái thai. Khi tiêu hóa một lượng lớn nha đam có thể gây co thắt bụng, nôn mửa, tiêu chảy, bên cạnh đó nó còn bài tiết qua nước tiểu làm cho nước tiểu có màu hồng như máu. Người bị bệnh trĩ, viêm ruột không nên dùng vì anthraquinon trong nhựa nha đam gây sung huyết. Người hay lạnh, hư hàn, tiêu chảy, huyết áp thấp không dùng. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn. 

Phụ nữ sử dụng các loại kem từ nha đam cần chú ý, do tính chất tẩy sạch và làm bong tróc các biểu bì sừng và tái tạo tế bào mới, nên khi lớp da non tiếp xúc các tia bức xạ ngoài trời sẽ rất dễ gây nám da. Khi ăn nha đam cần làm sạch lớp mủ màu vàng kế bên lớp thạch nha đam để tránh ngộ độc. Liều dùng lá tươi mỗi ngày từ 5 – 10g. Chọn những bẹ nhỏ, xanh nhạt, gọt bỏ lớp vỏ, rửa sạch dưới vòi nước, cắt nhỏ, ăn chung với yaourt, nấu với đậu xanh. Dùng lâu dài với liều lượng thấp không có hại.

Nha đam "thần dược" dành cho da của phụ nữ - BanNuocDao.com


Nha đam "thần dược" dành cho da của phụ nữ

Từ lâu, nha đam đã được biết đến như là “thần dược” dành cho da của phụ nữ. Tuy nhiên, ngoài tác dụng trên da, nó còn được biết đến như là một vị thuốc quý cho sức khỏe.

Cần làm sạch lớp nhựa vàng bao quanh thịt nha đam trước khi dùng.

Nha đam (còn gọi là lô hội, long thủ, cây dứa Tàu) đã được con người biết đến và sử dụng từ rất lâu. BS. Trần Hữu Vinh, Trưởng phòng Quản lý Y dược học cổ truyền, Sở Y tế TP. HCM, cho biết: Theo y học cổ truyền, nha đam có vị đắng, tính mát với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát huyết, cầm máu, nhuận tràng

Nhiều công dụng
Qua thời gian nghiên cứu, người ta đã chứng minh được tác dụng của nha đam trong nhiều lĩnh vực như dược phẩm, thực phẩm và mỹ phẩm. 

Hoạt chất chủ yếu của nha đam là aloin, có tác dụng nhuận tẩy, chiếm tỷ lệ 16-20%. Nha đam cũng chứa nhiều a-xít amin (khoảng 23 loại); vitamin B1, B5, B6, B12, C...; khoáng tố vi lượng như sắt, phốt-pho, ma-giê, can-xi... rất cần thiết cho sức khỏe con người. 

Thông thường, nha đam được dùng để chữa đau đầu, chóng mặt, táo bón, viêm dạ dày, tiêu hóa kém, đái tháo đường... Qua thời gian sử dụng, người ta đã chứng minh được vai trò và hiệu quả của nha đam trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong dược phẩm, thực phẩm và mỹ phẩm. 

Dưới góc độ trị bệnh, tác dụng nổi bật của nha đam là có tính kháng khuẩn, sát trùng, nhuận tràng; dùng chữa bệnh ngoài da như: ngừa mụn, giúp săn da, thu nhỏ lỗ chân lông, mịn da. Khi bị bỏng nhẹ, chỉ cần xẻ mỏng lá nha đam áp vào da để nhựa cây tiếp xúc với chỗ bỏng, da sẽ mát và chóng lành. Khi bị mẩn ngứa, dị ứng, bôi nhựa nha đam sẽ làm giảm các triệu chứng khó chịu. Ngoài ra, nha đam còn được dùng để trị các bệnh: viêm loét dạ dày, tiểu đường, ung thư, cao huyết áp… 

Nhờ chất glycoprotein, nha đam có tác dụng chống viêm và giải dị ứng, giúp làm lành vết thương. Bên cạnh đó, nha đam còn giúp tăng cường giải độc cho cơ thể nhờ tăng cường chuyển hóa tại gan, thận; giúp loại trừ độc tố cho tế bào. Khi sử dụng nha đam, người dùng có thể sẽ bị xổ nhẹ, nhờ đó giúp đẩy hết những vi khuẩn độc trong ruột ra ngoài. 

Chú ý liều dùng 

Ngoài tác dụng chữa bệnh, dân gian còn dùng nha đam để chế biến thành nhiều món ăn ngon như: ăn tươi, nấu chè, nấu canh, nước giải khát... Tuy nhiên, khi sử dụng nha đam, người dùng cần làm sạch lớp mủ màu vàng bao quanh phần thịt của nha đam để tránh ngộ độc. 

Với nhiều tính năng như trên, nha đam là một loại dược liệu rất tốt. Tuy vậy, khi muốn sử dụng để điều trị bệnh, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng dùng cũng như phương pháp, cách thức sử dụng đúng. 

Đặc biệt, nha đam có tính nhuận tràng, người dùng nên giảm hoặc ngưng sử dụng nếu có hiện tượng tiêu chảy. Người đang bị tiêu chảy không nên dùng chế phẩm từ nha đam. Ngoài ra, cần thận trọng khi dùng cho người cao tuổi và phụ nữ có thai. 

Nha đam độc khi sử dụng không đúng cách - BanNuocDao.com


Nha đam độc khi sử dụng không đúng cách


Nha đam có nhiều vi chất tốt cho sức khỏe nhưng sử dụng không đúng cách sẽ gây ra những hậu quả không ngờ.

Nha đam (lô hội), tên khoa học Aloe vera, A. barbadensis, A. vulgaris là một chi gồm nhiều loài khác nhau, nguồn gốc từ Bắc Phi. Những dòng chữ tượng hình và những hình vẽ còn lưu lại trên những bức tường ở những đền đài Ai Cập cho thấy cây nha đam đã được biết đến và sử dụng cách đây hơn 3.000 năm. Ngày nay con người đã chứng minh và khẳng định được vai trò của câynha đam trong lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm.


Theo truyền thuyết nữ hoàng Ai Cập Cleopatre nhờ nha đam mà có làn da mịn màng.

Một số nhà khoa học lớn tại Hoa Kỳ và Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu chính thức trên thực nghiệm và lâm sàng trong nhiều năm đã chứng minh được hiệu quả của nha đam đối với sức khoẻ con người là rất lớn.


Kim cổ, Đông Tây đều khen 

Theo y học cổ truyền, nha đam có vị đắng, tính hàn, tác dụng sát trùng, thanh nhiệt, thông tiện, làm mát gan. Dùng để chữa các chứng rối loạn tiêu hoá, ăn uống không tiêu, làm thuốc nhuận trường (với liều thấp 0,05 - 0,1g dạng nhựa khô màu đen), tẩy xổ (0,15 - 2g), trẻ con bị cam tích, táo bón. Nha đam còn có tác dụng thông mật, nhuận gan, kiện tỳ vị, chữa viêm loét dạ dày. 

Còn theo y học hiện đại, thống kê các kết quả nghiên cứu cho thấy nha đam có các lợi ích như sau: ức chế đau, dạng gel thoa vào các vùng bị thương sẽ giúp giảm viêm, giảm đau. Chống viêm và giải dị ứng, nhờ chất glycoprotein giúp loại trừ bradykinin là chất trung gian gây đau và viêm, nha đam còn ức chế các phản ứng histamine và giúp giải dị ứng nhanh chóng. Làm lành vết thương và tẩy sạch các tế bào sừng trên da. Kháng khuẩn và kháng nấm. Giúp tái sinh tế bào, loại bỏ tế bào già và giúp tái sinh các mô mới. Kích thích tiêu hoá và nhuận tràng, chống viêm ruột, táo bón, nhờ nha đam chứa nhiều loại men tiêu hoá và nhóm hoạt chất emodin và aloin có tác dụng nhuận trường. Tăng cường giải độc cơ thể, nhờ tăng cường chuyển hoá tại gan, thận giúp loại trừ độc tố tế bào, khi uống nha đam liều thấp, có thể sẽ bị xổ nhẹ, nhờ đó giúp tẩy hết những vi khuẩn độc trong ruột. Đại họcOklahoma (Mỹ) đã ứng dụng nha đam trong nha khoa, và chế dạng kem đánh răng, dịch chiết nha đam giúp ngừa chảy máu chân răng và viêm nướu, chống sâu răng và làm răng chắc khoẻ. 

Nhờ chứa nhiều chất bổ dưỡng cung cấp năng lượng cho tế bào, mà các thực phẩm chức năng bào chế từ nhựa nha đam dạng uống còn chữa được chứng mất ngủ, trầm cảm, viêm đại tràng, tiêu hoá kém, tuần hoàn kém, bệnh viêm khớp… Nha đam được dùng làm mỹ phẩm nhờ hai thành phần chính là lignin và polysaccharide thấm sâu vào biểu bì, tẩy sạch các vi khuẩn và chất dầu bịt lỗ chân lông. Nhờ các chất dinh dưỡng có trong nha đam giúp tái sinh tế bào, làm lành vết thương, chữa mụn nám. Nha đam đã được chế thành các loại kem giữ ẩm bù nước cho da, kem dưỡng da, lột da, chống nắng, bảo vệ da và kem mátxa toàn thân. Dạng gel bôi da còn được ứng dụng trong ngoại khoa để làm lành vết mổ và phòng chống nhiễm xạ. 


Ngộ độc nếu sử dụng không đúng



Nha đam có nhiều loài, mỗi loài có sinh trưởng riêng và tuỳ theo thổ nhưỡng, khí hậu, vùng đất mà hàm lượng và thời kỳ thu hái có khác nhau, trong đó tốt nhất vẫn là A. vera và A. barbadensis, cây cho chất lượng tốt nhất vẫn là từ 2 - 3 năm tuổi. 

Khi ăn nha đam, cần làm sạch lớp mủ màu vàng kế bên lớp thạch để tránh ngộ độc. Liều dùng lá tươi mỗi ngày từ 5-10g. Chọn những bẹ nhỏ, xanh nhạt, gọt bỏ lớp vỏ, rửa sạch dưới vòi nước, cắt nhỏ, ăn chung với yaourt, nấu với đậu xanh.

Dùng lâu dài với liều lượng thấp không có hại. Không nên bôi trực tiếp lên da vì dễ bị kích ứng gây đỏ da và viêm loét. Đối với phụ nữ có da dễ nhạy cảm, trước khi sử dụng cần phải test trước để tránh làm sưng tấy và nhiễm trùng vùng da bị dị ứng. 

Điều cần biết là nhựa cây nha đam nguyên chất là một chất độc, khi để ra ngoài không khí chất nhựa này dễ bị oxy hoá làm mất đi một phần hoạt tính, do đó cần có quy trình chiết xuất đúng đắn để ổn định hoạt chất.

Chất độc tố trong nha đam tuy không gây chết người nhưng có thể làm người ăn phải bị tiêu chảy, phụ nữ mang thai có thể sinh quái thai.

Tiêu hoá một lượng lớn nha đam có thể gây co thắt bụng, nôn mửa, tiêu chảy, bên cạnh đó nó còn bài tiết qua nước tiểu làm cho nước tiểu có màu như máu.

Phụ nữ đang cho con bú dùng cẩn thận vì trẻ có thể bị ngộ độc khi bú mẹ.

Nếu dùng trong thời gian dài (3 – 6 tháng dạng đã chế thành viên) có thể có hiện tượng tích lũy gây rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy.

Người bị bệnh trĩ, viêm ruột không nên dùng vì anthraquinon trong nhựa nha đam gây sung huyết.

Người hay lạnh, hư hàn, tiêu chảy, huyết áp thấp cũng không dùng. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.

Làm sao để tránh độc tố trong nha đam - BanNuocDao.com

Làm sao để tránh độc tố trong nha đam

Người nhà tôi hay dùng cây, cành nha đam tươi, rửa sạch, để nguyên vỏ xay lấy nước uống. Tôi không biết cách dùng như vậy liệu có gây ngộ độc cho người uống? Bởi theo tôi biết thì mủ nha đam có độc.


Ảnh: Thuỳ Vân

DS Lê Kim Phụng, nguyên giảng viên khoa y học cổ truyền, đại học Y dược TP.HCM:
Nha đam có vai trò quan trọng trong lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm. Một số nhà khoa học ở Hoa Kỳ và Nhật đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng trong nhiều năm, chứng minh được lợi ích của nha đam đối với sức khoẻ con người là rất lớn. Ngoài các nhóm hoạt chất có tác dụng tốt cho cơ thể, nha đam còn chứa nhóm anthraglycoside có khả năng chống oxy hoá tế bào, nhuận trường, giải độc, chống táo bón.

Nhựa cây nha đam nguyên là một chất độc, khi để ra ngoài không khí chất nhựa này dễ bị oxy hoá làm mất đi một phần hoạt tính, do đó cần có quy trình chiết xuất đúng đắn để ổn định hoạt chất. Độc tố trong nha đam tuy không làm chết người nhưng có thể gây tiêu chảy, nếu phụ nữ mang thai có thể sinh quái thai. Ăn một lượng lớn nha đam có thể bị co thắt bụng, nôn mửa, tiêu chảy. Phụ nữ đang cho con bú càng phải cẩn thận vì trẻ dễ bị ngộ độc khi bú mẹ. Nếu dùng trong thời gian dài (3 – 6 tháng dạng đã chế thành viên) có thể có hiện tượng tích luỹ và gây rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy. Người bị bệnh trĩ, viêm ruột không nên dùng vì anthraquinon trong nhựa nha đam gây sung huyết.


Khi ăn nha đam tươi, chúng ta cần làm sạch lớp nhựa mủ màu vàng kế bên lớp thạch nha đam để tránh ngộ độc bằng cách gọt vỏ, sau đó rửa sạch dưới vòi nước cho đến khi bớt nhớt, cắt nhỏ, ăn sống, xay nước hoặc nấu chè đều dễ ăn. Liều dùng lá tươi mỗi ngày chỉ 10 – 20g. Chọn những bẹ nhỏ, xanh nhạt, gọt bỏ vỏ, rửa sạch dưới vòi nước, nên ăn ngay (không để lâu ngoài không khí, nếu cần thì bảo quản trong tủ lạnh). Dùng lâu dài với liều lượng thấp thì không có hại.

Dùng nha đam nhiều có hại không? - BanNuocDao.com

Dùng nha đam nhiều có hại không?

Nha đam có nhiều loài, mỗi loài có sinh trưởng riêng và tuỳ theo thổ nhưỡng, khí hậu, vùng đất mà hàm lượng và thời kỳ thu hái có khác nhau, trong đó tốt nhất vẫn là A. vera và A. barbadensis, cây cho chất lượng tốt nhất vẫn là từ 2 - 3 năm tuổi.

Khi ăn nha đam, cần làm sạch lớp mủ màu vàng kế bên lớp thạch để tránh ngộ độc. Liều dùng lá tươi mỗi ngày từ 5-10g. Chọn những bẹ nhỏ, xanh nhạt, gọt bỏ lớp vỏ, rửa sạch dưới vòi nước, cắt nhỏ, ăn chung với yaourt, nấu với đậu xanh.


Dùng lâu dài với liều lượng thấp không có hại. Không nên bôi trực tiếp lên da vì dễ bị kích ứng gây đỏ da và viêm loét. Đối với phụ nữ có da dễ nhạy cảm, trước khi sử dụng cần phải test trước để tránh làm sưng tấy và nhiễm trùng vùng da bị dị ứng.

Điều cần biết là nhựa cây nha đam nguyên chất là một chất độc, khi để ra ngoài không khí chất nhựa này dễ bị oxy hoá làm mất đi một phần hoạt tính, do đó cần có quy trình chiết xuất đúng đắn để ổn định hoạt chất.

Chất độc tố trong nha đam tuy không gây chết người nhưng có thể làm người ăn phải bị tiêu chảy, phụ nữ mang thai có thể sinh quái thai.

Tiêu hoá một lượng lớn nha đam có thể gây co thắt bụng, nôn mửa, tiêu chảy, bên cạnh đó nó còn bài tiết qua nước tiểu làm cho nước tiểu có màu như máu. 

Phụ nữ đang cho con bú dùng cẩn thận vì trẻ có thể bị ngộ độc khi bú mẹ.

Nếu dùng trong thời gian dài (3 – 6 tháng dạng đã chế thành viên) có thể có hiện tượng tích luỹ gây rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy. 

Người bị bệnh trĩ, viêm ruột không nên dùng vì anthraquinon trong nhựa nha đam gây sung huyết. 

Người hay lạnh, hư hàn, tiêu chảy, huyết áp thấp cũng không dùng. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.

Những hoạt chất có trong nha đam
– Polysaccharid: cellulose, glucose, rhamnose, aldopentose, galactose, xylose, arabinose và acemannan, chính chất này có tác dụng kháng virút và giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

– Prostaglandin và các axít béo chưa bão hòa như axít gama linolenic, nhóm chất này có tác dụng tiêu sưng, giải dị ứng và làm lành vết thương, mau lên da non.

– Nhiều men tiêu hoá giúp ăn ngon và làm thuốc bổ.
– Nhiều axít amin (gồm tối thiểu 23 loại), vitamin (B1, B5, B6, B12, C, A, E), khoáng tố vi lượng (Ca, P, Cu, Fe, Mn, Mg, Na, K). 

– Nhóm anthraglycoside có khả năng chống oxy hoá tế bào, nhuận trường, giải độc, chống táo bón gồm aloin, barbaloin, emodin, aloe-emodin, ester của axít cinnamic, axít hysophanic.

Tác dụng của cây nha đam và cách sử dụng nó - BanNuocDao.com

Tác dụng của cây nha đam và cách sử dụng nó

Nha đam (lô hội) được xem như một loại thần dược với những công dụng và hữu ích tuyệt vời. Nha đam không chỉ có tác dụng làm đẹp mà còn được sử dụng vào mục đích trị bệnh.


Làm dịu mát.
Đầu tiên, không thể không kể đến tính chất dịu mát và thanh nhiệt của cây nha đam. Chính nhờ đặc tính này, mà nhiều quý ông đã dùng nó như một loại gel và kem để làm giảm cảm giác đau rát sau mỗi lần cạo râu.


Tái tạo da.
Thay bằng việc sử dụng những loại mỹ phẩm đắt tiền, muốn “sở hữu” một làn da mềm mịn và trắng hồng tự nhiên, bạn hãy dùng lô hội như một loại thần dược dành cho phái đẹp.

Bôi lô hội lên mặt và rửa sạch sau vài phút, làm đều đặn mỗi ngày và cảm nhận sự khác biệt. Bên cạnh đó, việc uống nước ép lô hội cũng đem lại hiệu quả như mong muốn. Và cũng xin nói thêm rằng, lô hội là loại “mỹ phẩm thảo dược” không gây kích ứng da.


Tạm biệt nếp nhăn.
Nha đam chính là phương thuốc đặc trị nếp nhăn. Lấy lô hội bôi lên mặt, nhựa lô hội sẽ nhanh chóng thẩm thấu và thấm sâu vào tận các “ngõ ngách” trong da. Làm tăng độ ẩm, tạo độ căng cho da, mang đi những tế bào chết và tái tạo tế bào mới.


Đối với đôi môi nứt nẻ.
Mùa hanh khô đang đến gần, đôi môi gợi cảm của bạn đang phải “đương đầu” với những mối nguy do tiết trời hanh khô gây ra. Bạn đừng quá lo lắng và bối rối, hãy dùng nhựa lô hội bôi lên môi để “tìm lại” bờ môi mọng đỏ như trái dâu tây.


Trị mụn.
Lô hội có khả năng tiêu diệt mụn và các tế bào chết, thu hẹp các lỗ chân lông và cho bạn một làn da săn chắc. Hãy dùng lô hội bôi ngay vào nốt mụn khi phát hiện ra nó, để ức chế quá trình phát triển.


Đối với ánh nắng mặt trời.
Các minh chứng khoa học đã cho thấy rằng, nha đam có khả năng “bảo vệ” bạn, đặc biệt làn da nhạy cảm của bạn dưới tác động của các tia cực tím dưới ánh nắng mặt trời UVA và UVB (UVA và UVB là các tia cực tím cực kỳ độc hại, tiếp xúc nhiều có thể gây ung thư da).


Khắc phục chứng khô mắt.
Có tác dụng ngăn ngừa chứng khô mắt, do tiếp xúc nhiều giờ với ánh nắng mặt trời và tiếp xúc với máy tính cường độ lớn. Đơn giản, hãy lấy phần cùi của cây lô hội đắp lên mắt trong vòng vài phút.


Phục hồi mái tóc hư tổn.
Do việc sử dụng nhiều loại hóa chất sẽ khiến mái tóc bạn trở nên xơ cứng, thô ráp và xuất hiện nhiều gàu, để tìm lại “sức sống” cho mái tóc, bạn hãy làm theo cách sau đây:
Trộn lô hội với sữa tươi và bôi lên tóc khoảng nửa giờ trứơc khi đi tắm. Hãy kiên trì thực hiện và cảm nhận hiệu quả bất ngờ.


“Trị” chứng “nguyệt san” bất thường.
“Nguyệt san” là chứng bệnh thường gặp và gây ra nhiều rắc rối đối với phụ nữ. Để khắc phục không khó, bạn hãy nấu sôi nước lô hội và thêm một chút đường để tạo thành nước siro. Uống nước này khoảng một tuần trước khi kỳ “nguyệt san” để cải thiện tình hình.


Vết thâm tím, trầy xước.
Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong lô hội có chứa chất khử trùng. Vì thế, lô hội đem lại hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa các nhiễm trùng do các vết thương hở gây nên.


Đối với các vết bỏng
Đối với các vết bỏng nhẹ ở cấp1, 2. Hãy nhanh chóng lấy nhựa cây lô hội và thoa vào vết bỏng để tránh sưng phồng và tấy đỏ.


Chống béo phì.
Ngoài những công dụng nêu trên, nha đam còn có tác dụng đặc biệt trong việc giảm cân. Các nhà khoa học đã chỉ rằng, trong lô hội có chứa chất Aloin, rất hiệu nghiệm trong việc giảm cân.

Chính vì thế, nếu muốn “chiến dịch”giam can hieu qua cao bạn đừng quên bổ sung nước ép lô hội vào thực đơn của mình.

Tác dụng của nha đam - BanNuocDao.com

Nha đam là loại cây dễ trồng, còn có tên là lô hội, du thông, tượng tỵ thảo, la vi hoa, long miệt thảo, lưỡi hổ... 

Theo y học cổ truyền, nha đam vị đắng, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát huyết, cầm máu, nhuận trường, thường dùng chữa một số bệnh như đau đầu, chóng mặt, đại tiện bí, viêm dạ dày, tiêu hóa kém, viêm mũi, kinh bế, cam tích, đái tháo đường... 


Một số ứng dụng của nha đam:
- Người bệnh tiểu đường: Dùng lá nha đam 20g nấu lấy nước uống, cũng có thể uống sống. 

- Đau đầu, chóng mặt: Dùng nha đam 20g, hoa đại 12g, lá dâu 20g, đem nấu lấy nước uống hết trong ngày, chia 2-3 lần. 

- Ăn uống khó tiêu: Dùng nha đam 20g, bạch truật 12g, cam thảo 4g, đem nấu lấy nước uống trong ngày, chia 2-3 lần uống. 

- Viêm loét tá tràng: Dùng nha đam 20g, dạ cẩm 20g, nghệ vàng 12g (tán bột mịn), cam thảo 6g. Tất cả nấu lấy nước uống trong ngày, chia 2 - 3 lần uống. 

- Bị bế kinh, đau bụng kinh: Dùng nha đam 20g, nghệ đen 12g, rễ củ gai 20g, tô mộc 12g, cam thảo 4g. Đem tất cả nấu lấy nước uống trong ngày, chia 2-3 lần uống.

- Ho có đàm: Dùng nha đam20g, bỏ vỏ ngoài, đem nấu lấy nước uống.
- Bị chàm: Dùng lá nha đam xẻ mỏng, bôi nhựa vào chỗ bị giống như chữa bỏng. Hằng ngày bôi phủ lên nhưng không được chà rửa, khi nhựa này khô đóng vảy bong ra thì có thể đã lên da non. Nếu chàm chảy nước nhiều, có thể cô nhựa nha đam thành cao đặc sệt mà phết vào, phủ dày cho đến khi ra da non.


- Táo bón: Dùng lá nha đam tươi mỗi ngày ăn 1 lá, hoặc lô hội 20g xay nhỏ với 0,5 lít nước, chia uống 2-3 lần trong ngày.

- Mụn nhọt: Dùng lá nha đam tươi giã nát, đắp lên nơi có mụn nhọt.

- Bị mụn trứng cá: Dùng lá nha đam tươi bóc vỏ, lấy phần gel tươi, xoa lên vùng bị mụn trứng cá, ngày làm 1 lần. Làm liên tục nhiều ngày. 

- Viêm đại tràng mãn: Dùng 5 lá nha đam tươi bỏ vỏ ngoài, đem xay nhỏ cùng với 500 ml mật ong. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần khoảng 30 ml. 


Những lưu ý:
Nha đam có tác dụng tẩy mạnh, do vậy nên giảm, hoặc ngưng dùng nếu có hiện tượng đi ngoài phân lỏng. Người đang bị đi ngoài phân lỏng, phụ nữ đang mang thai thì không nên dùng.

Công dụng chữa lành vết thương của cây lô hội (nha đam) - BanNuocDao.com


Công dụng chữa lành vết thương của cây lô hội (Nha đam)

Cây lô hội (Nha đam) cũng dễ trồng trong nhà và có thể được sử dụng khi cần thiết để làm dịu các kích ứng da, giảm đau, giảm sưng và giải độc cho cơ thể.

Cây lô hội (Aloe vera) là một loài cây mọng nước phát triển trong vùng khí hậu ấm áp, khô cằn. Loại cây này cũng rất có lợi cho sức khỏe.

Cây lô hội cũng dễ trồng trong nhà và có thể được sử dụng khi cần thiết để làm dịu các kích ứng da. Ngoài ra, cây lô hội đã được chứng minh là là có thể làm giảm sưng do một số nguyên nhân.

Để biết thêm một vài công dụng của cây lô hội (Nha đam), các bạn có thể tham khảo dưới đây.


Dùng sau phẫu thuật
Theo một nghiên cứu được công bố trên "Tạp chí của Viện Hàn lâm Da liễu Hoa Kỳ", số ra tháng 9 năm 2011, thì cây lô hội có thể dùng rất hữu ích trong việc làm giảm sưng sau khi phẫu thuật. Nghiên cứu đề cập đến lô hội trong một danh sách các trị liệu bổ sung có tác dụng đẩy nhanh tiến độ chữa lành vết thương và giảm sưng. Các chất bổ sung khác được liệt kê trong nghiên cứu bao gồm các enzyme bromelain, kim sa thảo dược giảm đau, vitamin C, bioflavenoids, tinh dầu hoa oải hương và các loại thảo dược khác...


Chữa lành vết thương
Một nghiên cứu được công bố trong năm 2003 trên tạp chí "Alternative Medicine Review" đã công nhận cây lô hội có tác dụng làm giảm sưng và chữa lành vết thương. Có thể dùng cây lô hội đắp trực tiếp lên vết thương hoặc chỗ bị sưng để giảm thời gian chữa bệnh và giảm thiểu các cơn đau, giảm sưng và nhanh liền sẹo.

Căng cơ, bong gân
Căng cơ và bong gân là do cơ bắp làm việc quá sức. Tình trạng này tuy không quá nguy hiểm những lại khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Để giảm khó chịu, hãy dùng lá cây lô hội để đắp lên vết thương. Đối với các cơ bắp đau và sưng lên, hãy kết hợp đắp lá cây lô hội (có thể băng vào) với việc massage bằng kem dưỡng da lô hội ở khắp vùng bị đau trong 48 giờ. Sau đó thay thế các gói băng lô hội với chất chà lô hội nóng.

Giải độc cơ thể
Sử dụng nước ép lô hội để giảm sưng bên trong cơ thể bởi các độc tố dưới dạng chất lỏng thường tích tụ trong các mô của bạn. Nước ép lô hội khi vào cơ thể sẽ cải thiện chức năng bạch huyết và làm giảm sưng bên trong bằng cách giảm viêm trong đường tiêu hóa của bạn. 

Một hệ thống bạch huyết lành mạnh sẽ giúp kiểm soát nồng độ chất lỏng và giảm sưng khắp cơ thể của bạn. Lô hội cũng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và giúp các mô chứa nhiều ôxy, dẫn đến nhiều năng lượng hơn để chữa bệnh. Ngoài ra, các đặc tính chống viêm của lô hội còn làm cho nó có tác dụng giải độc.


Chữa mụn và phát ban
Cây lô hội có thể được coi là thuốc gây tê nhẹ bởi nó giảm bớt ngứa, đau và sưng do côn trùng cắn, phát ban và kích ứng da khác. Enzyme carboxypeptidase và bradykinase góp phần chữa lành vết thương ngoài da luôn có sẵn trong cây lô hội, do đó, lô hội có công dụng giảm mẩn đỏ, sưng và đau và đẩy nhanh quá trình chữa bệnh.
Bỏng nhẹ và các vết thương trên da có thể chữa lành đến ba ngày hoặc nhanh hơn khi bạn sử dụng gel lô hội hoặc áp dụng nước ép từ lá lô hội tươi cắt lát và đắp hoặc chà xát lên vết thương.

Nha đam trị bệnh và dưỡng nhan - BanNuocDao.com


Điều lưu ý khi dùng nha đam là không dùng nhiều, tránh nguy cơ cao bị tác dụng phụ như: tháo dạ, mạch chậm, hạ nhiệt độ. Vì vậy, người bị trĩ, tiêu hóa kém, dễ bị tiêu chảy và thai phụ không nên dùng nha đam. 

Dân gian ứng dụng tính sát khuẩn của nha đam để chữa bệnh ngoài da. Khi bị đau, ngứa do côn trùng chích, chỉ cần dùng ruột nha đam bôi vào là dễ chịu ngay. Do nha đam có công dụng sát khuẩn nên hiệu quả trong các trường hợp da mặt bị nhiễm trùng, tróc da, đỏ da. Chỉ cần nạo lấy lớp ruột đắp lên da mặt hoặc dùng ruột nha đam thoa nhẹ lên mặt là cơn ngứa, rát “lặn” mất. Đắp vài lần sẽ thấy da mịn đẹp. 


Nha đam đặc biệt hiệu quả trong các trường hợp da bị mụn do nhiễm trùng và ăn nhiều “đồ nóng”. Tuy nha đam là mỹ phẩm giúp làm sáng, mịn da, hỗ trợ điều trị nám, nhưng không nên đắp quá thường xuyên, chỉ cần đắp mỗi tuần một - hai lần là đủ. Thời gian đắp chỉ cần 10 phút để nha đam phát huy công hiệu, trả lại cho làn da vẻ khỏe mạnh. Khi đắp cần nhớ không dùng cả vỏ vì vỏ nha đam sẽ khiến da có cảm giác bị ngứa, châm chích, rất khó chịu. 

Nha đam là loại cây dễ trồng, hình dáng lá lại đẹp, vì thế chỉ cần trồng một chậu nha đam trong nhà là có cả “thuốc” và “mỹ phẩm” cho gia đình khi cần. Cây nha đam dễ trồng, chịu nắng, ưa ẩm ướt. Chậu trồng nha đam cần có độ cao khoảng 2 tấc, đường kính 4 - 5 tấc để chúng sinh “con đàn cháu đống”.


Nha đam (còn gọi lô hội, long tu) là loại cây nổi tiếng bởi tác dụng làm đẹp, chữa bệnh. Đông y dùng nha đam làm thuốc bổ, hỗ trợ tiêu hóa và điều kinh.

Nha đam nấu với đường phèn, đậu xanh là món thanh nhiệt, nhuận tràng. Nhiều người cho rằng, làm nha đam khó, mất thời gian. Thực tế, muốn rút ngắn thời gian không khó, chỉ cần dùng dao cắt dọc hai bên gờ lá, dùng muỗng nạo lớp vỏ trên rồi nạo tiếp phần ruột ra khỏi lớp vỏ bên dưới. Nha đam bỏ vỏ nhào với muối hột, rửa lại dưới vòi nước cho hết nhớt. Sau khi làm sạch mới cắt nhỏ vừa ăn để nấu chè. Khi nấu chè, cần nấu đậu xanh trước, nêm đường phèn rồi mới cho nha đam vào, chè sôi là bắc xuống ngay. Món chè này ăn nóng hoặc lạnh đều ngon.

Nha đam làm sạch, trụng chín, trộn vào sữa chua sẽ tạo ra món sữa chua nha đam ngon miệng. Món ăn này tốt cho phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh vì cung cấp cho cơ thể các vitamin giúp chống lão hóa, đẹp da như: A, E, C; khoáng chất bảo vệ tim mạch như kali. Khi chọn mua nha đam, nên chọn loại lá nhỏ, bề ngang 4cm, bề dài 3 - 4 tấc, loại lớn hơn (có lá nặng gần cả ký) ăn không ngon. Chỉ cần 5 - 7 lá nhỏ là đủ cho nồi chè 4 - 5 người dùng.